Theo nghiên cứu Global Talent Trends của Mercer thực hiện vào năm 2020, mặc dù có đến 78% nhân viên nói rằng họ sẵn sàng để tái đào tạo kỹ năng (reskilling), các nhà quản lý vẫn tin rằng chỉ 45% nhân viên hiện tại của mình có thể thích ứng với sự thay đổi. Có thể coi đây là một Gap (khoảng trống) lớn, làm sao để truyền cảm hứng, duy trì động lực và tổ chức cho cả doanh nghiệp, tổ chức cùng học tập, cùng phát triển để xóa đi khoảng cách khác biệt lớn này là một bài toán lớn.
Nhân tiện cuối năm vừa rồi thủ tướng Nhật Bản Kishida nhiều lần nói về ReSkilling, chúng tôi viết bài này để nói rõ hơn về khái niệm, lợi ích và cách triển khai ReSkilling như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo.
Vậy bắt đầu nhé. "Đào tạo lại kỹ năng" là gì?
1) Tăng cường đối phó khả năng thiếu hụt nguồn nhân lực
2) Tăng cường tính tương tác và gắn kết
3) Có thể phát triển nguồn nhân lực một cách tự chủ
4) Tập trung vào nhân lực đã quen thuộc với hoạt động kinh doanh của công ty để áp dụng ReSkilling
4 bước để đào tạo lại kỹ năng
1) Dựa trên chiến lược kinh doanh vẽ ra bức tranh toàn cảnh về ReSkilling (Đào tạo lại kỹ năng)
2) Quyết định chương trình đào tạo
3) Khuyến khích nhân viên chú tâm tham gia
4) Đưa các kỹ năng đã được đào tạo vào thực tế
Các nước tiên tiên đang đầu tư mạnh cho Reskilling:
Luxembourg, nơi có tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở mức cao nhất thế giới, cũng đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động chậm lại. Vì vậy, nước này đã khởi động một dự án trang bị các kỹ năng nâng cao. Từ năm 2020, công nghệ số hóa đã được bổ sung vào chương trình giảng dạy bắt buộc cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở của Luxembourg.
Dân số giảm, kéo theo tăng trưởng kinh tế chậm lại đi sẽ là một thực trạng mà Nhật Bản và các nền kinh tế tiên tiến khác như Singapore cần phải giải quyết trong tương lai. Thúc đẩy chuyển đổi số, giảm bớt quy định quản lý để thúc đẩy tăng trưởng cũng như đào tạo lại lực lượng lao động có thể là con đường giúp họ tránh được viễn cảnh đó.